TÀI LIỆU

TRÙN QUẾ TRONG MÔ HÌNH CHĂN NUÔI KHÉP KÍN


I. MÔ HÌNH VAC CẢI TIẾN

  - Vòng tuần hoàn nông nghiệp VAC

  - Vòng tuần hoàn nông nghiệp bao gồm 2 loại vòng tuần hoàn : vòng tuần hoàn đơn giản và vòng tuần hoàn phức tạp.

  - Vòng tuần hoàn đơn giản gồm có 3 yếu tố: Cây trồng - Chăn nuôi - Chất thải. Với thực tế hiện nay nếu áp dụng theo vòng tuần hoàn đơn giản thì năng suất mang lại thấp, mà rủi ro lại cao, không mang lại hiệu quả kinh tế cao, nông dân vẫn trong vòng luẩn quẩn của nghèo đói. Từ đó đã xuất hiện tư duy về vòng tuần hoàn phức tạp, bao gồm: Cây trồng - chăn nuôi - chất thải, và chất thải sử dụng để sản xuất khí bioga dùng trong sinh hoạt, dùng để nuôi Trùn.Từ đó thịt Trùn sử dụng cho chăn nuôi và dùng làm thực phẩm, phân Trùn thì sử dụng cho cây trồng. Đây là một vòng tuần hoàn phức tạp nhưng giá trị kinh tế cao.

* Một số nghiên cứu về việc sử dụng thịt Trùn làm thức ăn chăn nuôi

  - Nghiên cứu mới nhất về bổ sung Trùn quế vào khẩu phần ăn của gà của thầy Vũ Đình Tôn và thầy Hán Quang Hạnh được công bố trên tạp chí Khoa học và Phát triển của trường ĐH Nông nghiệp cho rằng: Bột Trùn quế là một tròng những loại thức ăn giàu dinh dưỡng rất phù hợp đối với gia cầm. Sử dụng bột Trùn quế nhằm bổ sung một phần thức ăn giàu protein trong khẩu phần ăn đã làm cải thiện đáng kể khả năng tăng khối lượng, hiệu quả chuyển hóa thức ăn, khả năng sản xuất thịt ( thịt đùi và thịt lườn) và độ vàng của thịt gà.

  - Các chỉ tiêu khác về chất lượng của thịt ( độ pH, tỉ lệ mất nước do bảo quản, tỉ lệ hao hụt do chế biến, ánh sáng, độ đỏ) không bị thay đổi đáng kể. Tuy nhiên nếu nông dân phải mua Trùn tưởi hoặc bột Trùn sấy từ bân ngoài về để nuôi gà thì giá thành và chi phí thức ăn/ kg tăng khối lượng sẽ cao hơn và dẫn tới giản hiệu quả kinh tế. Vì vậy hộ nông dân nên tự nuôi được Trùn để giảm một lượng đáng kể giá thành 1kg thức ăn và chi phí thức ăn/ kg tăng khối lượng, từ đó mới có thể thu được lợi nhuận cao và phát triển mô hình nông nghiệp bền vững.

II. MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN TƯƠNG ĐỐI THÀNH CÔNG

1. Mô hình Trùn quế + bò + gà + trồng bưởi

 Cách thức thực hiện:

  - Năm 2003, anh Hòa được Hội Làm vườn tỉnh Trà Vinh đầu tư 12 kg Trùn quế. Trước hết anh đã thay đổi tập quán, đưa bò vào chuồng, không thả rong, sử dụng hết nguồn phân bò, các ô, hộc dùng để nuôi Trùn quế cũng được bảo vệ kỹ. Thời gian đầu nuôi trong 3 hộc bằng xi măng (S:1,5 m x 2 m), nguồn thức ăn cho Trùn quế chủ yếu được tận dụng từ nguồn phân bò của đàn bò 6 con mà gia đình nuôi. Và hiện nay anh đã phát triển lên 6 hộc nuôi Trùn quế, cứ bình quân hơn 1,5 tháng, anh thu họach một đợt trên 30 kg Trùn quế, với giá bán bình quân là 50.000 đồng/kg.

  - Mô hình nuôi Trùn quế của anh Hòa được nhiều bà con quan tâm bởi tính hiệu quả về kinh tế, đồng thời hình thành phương pháp chăn nuôi sạch, an toàn, tận dụng các phụ phẩm từ trùn quế để làm phân bón cho trên 30 gốc bưởi (bưởi được bón có độ ngọt cao và làm cho đất tơi xốp hơn so với dùng phân hóa học) và trồng gần 500 m2 cây gừng, đồng thời còn sử dụng để chăn nuôi trên 50 con gà trong vườn nhà.
Hiện nay, mô hình nuôi Trùn quế khép kín cùng nuôi bò và gà của anh Diêu Thi Hòa đang được xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh nhân rộng, theo hình thức mở rộng, tiến tới hình thành tổ hợp tác nuôi Trùn quế để tạo ra nguồn phân hữu cơ phục vụ cho việc phát triển nghề làm vườn nơi đây, vừa xây dựng mô hình chăn nuôi sạch và an toàn trong vùng, kể cả với việc nuôi bò và nuôi lợn.

Thu nhập:

  - Chỉ trên 0,3 ha đất đã mang lại nguồn thu nhập mỗi năm lên đến gần 40 triệu đồng. Nếu tính hiệu quả khai thác trên diện tích đất bình quân, anh Hòa có thu nhập trên 100 triệu đồng/ha, từ mô hình chăn nuôi sạch, an toàn, hiệu quả cao.

2. Mô hình trồng ngô + bò + Trùn quế + lươn + gừng

  - Cách thức thực hiện: Đó là mô hình trồng ngô + bò + Trùn quế + lươn + gừng; anh trồng ngô thu trái non và bán cho Nhà mày chế biến xuất khẩu đồng thời lấy phụ phẩm vỏ, thân cây ngô nuôi bò. Anh còn tận dụng chất phế thải để nuôi Trùn quế làm thức ăn cho lươn, gà + trồng gừng.

  - Anh Bưu sử dụng diện tích đất trên sản xuất 2 vụ lúa đến 3 vụ lúa/năm, nhưng cho thu nhập rất hạn chế. Từ khi có chủ trương của tỉnh, huyện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hiệu quả kinh tế cao, anh Bưu mạnh dạn chuyển 0,3 ha đất vườn tạp sang áp dụng mô hình đa canh khép kín. Với diện tích đất này, anh trồng 5 vụ bắp cho thu trái non/năm (thời gian trồng một vụ bắp thu trái non 49 ngày) với giá trị thu nhập gần 17 triệu đồng, sau trừ khi trừ chi phí có lãi gần 9,6 triệu đồng. Anh nuôi 8 con bò thịt, sau một năm bán được 72 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, anh có lãi được 37 triệu đồng. Anh còn chăn nuôi một bồn lươn 24 m2 và thả 15 kg lươn giống; sau 6 tháng nuôi, anh thu được 40 kg lươn thịt loại 1 và 20 kg lươn thịt loại 2, như vậy bán được 3,1 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn thu lãi được 2.850.000 đồng. Anh còn trồng gừng lãi được 3.670.000 đồng/vụ (trong 7 tháng).

  - Từ việc thực hiện mô hình đa canh trên diện tích đất hạn chế cho thu nhập khá, anh Bưu đã truyền kinh nghiệm của mình để giúp đỡ thêm 20 hộ nông dân nghèo trong xã ít đất (0,2ha đất/ hộ) thực hiện mô hình này có thu nhập giá trị từ 18 triệu đến 25 triệu/đồng/năm

Thu nhập:

  - Mô hình đa canh khép kín của anh Đào Văn Bưu chỉ có 0,3 ha đã cho thu nhập 54 triệu đồng/năm.

3. Mô hình Trùn quế + gà sạch

Cách thức thực hiện:

  - Xuân Lũng- một xã của huyện Lâm Thao có điều kiện tự nhiên để phát triển nền nông nghiệp bền vững. Diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 90%, thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, vì vậy lượng phân gia súc, phế phụ phẩm nông nghiệp nhiều. Để tận dụng những nguồn rác thải nông nghiệp tại địa phương, với nhận thức bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển kinh tế gia đình anh Nguyễn Hữu Lực đã ấp ủ xây dựng mô hình nuôi Trùn quế và gà sạch. Năm 2008 anh đã cùng vợ là Nguyễn Thị Dung đã bắt tay vào thực hiện mô hình, đến nay mô hình này đã được mở rộng và bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế nhất định.Hiện tại, xã có 4 hộ nuôi Trùn quế, kết hợp gà sạch, nguồn giống do hộ anh Lực cung cấp.

  - Anh khẳng định nghề nuôi Trùn tận dụng được nguồn phân từ chăn nuôi, lại bảo vệ môi trường, trong khi đó chi phí lại thấp, chi phí Trùn giống khoảng 30.000 đ/1kg. Mô hình nuôi Trùn rất đơn giản, dễ làm, khó khăn không đáng kể, nếu người nông dân chịu khó làm thì hiệu quả sẽ rất cao, thu nhập khá cao. Nghề nuôi Trùn tận dụng được lao động nông nhàn, kết hợp hiệu quả với việc chăn nuôi gia cầm, trồng rau sạch, trồng cây cảnh trở thành một chu trình khép kín.

  - Anh chia sẻ: Nếu sử dụng phân Trùn trộn với các loại thức ăn khác như bột ngô, thóc cho gà ăn thì giảm được 1/3 lượng thức ăn.Về hệ thống chuồng trại cũng rất đơn giản, chỉ cần che đậy (vì Trùn sợ ánh sáng), nền có lỗ thoát nước, chuồng xây hơi nghiêng, Trùn được nuôi trong các luống được bao bằng gạch không cần xây. Để mật độ Trùn càng dày thì Trùn phát triển càng nhanh, cứ 1m2 diện tích để 10kg Trùn, sau 2 tháng số Trùn sẽ nhân lên gấp đôi 20kg. Chuồng nuôi cần giữ ẩm thường xuyên, và cho Trùn ăn thường xuyên (khi phân chuyển màu trắng hết) là Trùn có thể sinh trưởng phát triển bình thường.

  - Trung bình một tuần, lượng Trùn quế vườn anh Lực tiêu thụ hết hai tấn phân trâu bò. Một phần phân giúp duy trì sự sống và sinh sôi nảy nở của Trùn, một phần được chuyển hóa thành phân Trùn, một loại phân sạch, không thối ngược lại có mùi như cây quế chứa nhiều chất vi sinh rất dễ hấp thụ với cây trồng. Phân Trùn của nhà anh Lực đã được các hộ nông dân các xã lân cận mua về để chăn nuôi gia cầm và trồng cây.

4. Mô hình Trùn quế + gà đồi, vịt

Cách thức thực hiện:

  - Nhờ người quen giới thiệu, ông Lý đã tìm đến Trung tâm tư vấn Chất lượng sản phẩm ở Hà Nội để học hỏi cách làm kinh tế trang trại. Tại đây, ông được giới thiệu về mô hình nuôi Trùn quế và được đi tham quam, học hỏi kinh nghiệm nuôi Trùn quế ở xã Võng La (huyện Đông Anh, Hà Nội)

  - Năm 2007, ông đầu tư hơn 20 triệu đồng xây dựng chuồng trại và mua 20 cân Trùn giống về nuôi thử. Lúc đầu, Trùn chết nhiều do ông chưa nắm vững kỹ thuật nuôi. Một lần nữa, ông lên Trung tâm tư vấn Chất lượng sản phẩm để học hỏi kỹ thuật nuôi Trùn. Ông vừa làm, vừa rút kinh nghiệm kết hợp với việc đọc các sách báo để có thêm kiến thức. Nhờ vậy, kỹ thuật nuôi Trùn quế của ông ngày càng thành thục.

  - Nói về lợi ích của con Trùn quế, ông Lý cho biết, thức ăn nuôi Trùn quế chủ yếu là phân lợn, phân gà vịt hoặc rơm rạ đã mục nát nên giá thành rẻ. Nuôi Trùn quế vừa tận dụng được những sản phẩm thừa trong sản xuất nông nghiệp, vừa góp phần bảo vệ môi trường. Hơn nữa, con Trùn quế mang lại giá trị kinh tế cao, mỗi kg Trùn quế có giá từ 150.000 – 200.000 đồng.

  - Từ chỗ chỉ nuôi thử nghiệm 20kg Trùn quế trong diện tích 6m2, đến nay, ông Lý phát triển thành một khu chuồng trại có diện tích 600m2. Đây được xem là mô hình nuôi Trùn quế lớn nhất miền Bắc và ông được nhiều gọi là “vua Trùn quế”.

  - Kết hợp nuôi Trùn quế, ông nuôi thêm gà đồi và vịt để tận dụng phân Trùn làm thức ăn cho gà vịt. Khi trộn phân Trùn với cám làm thức ăn cho gà vịt, ông giảm được 50 % chi phí mua cám tăng trọng.
Khi thành công, ông tích cực giúp đỡ nhiều hộ dân trong xã về kỹ thuật, xây dựng chuồng trại để phát kinh tế từ con Trùn quế. Đến nay, mô hình nuôi Trùn quế của ông đã được nhân rộng ra nhiều huyện trong tỉnh.

  - Mỗi năm ông đón hàng chục lượt khách ở các tỉnh miền Bắc về thăm quan, học hỏi. Thậm chí, nhiều người ở Tây Nguyên, miền Nam cũng tìm đến ông để được tư vấn kỹ thuật nuôi Trùn quế.

Thu nhập:

  - Hàng năm, ông xuất ra thị trường hàng tạ Trùn, thu về hàng trăm triệu đồng. Năm 2009, ông bán hơn 5 tạ Trùn, với giá 200.000 đồng/kg, ông thu hơn 100 triệu đồng. Cộng thêm tiền bán gà vịt, trừ mọi chi phí ông thu lãi hơn 150 triệu đồng.

FACEBOOK



YOUTOBE

Tin tức

Bài viết về chó

Chăn nuôi bò giống

Kỹ thuật chăn nuôi nuôi bò

Kỹ thuật trồng cỏ trong chăn nuôi

Kỹ thuật trồng cây Cao su

Kỹ thuật trồng cây Sachi

Chăn nuôi Dê

Chăn nuôi Hươu

Nuôi Trùn Quế

Nuôi Gà

Nuôi Cá


Trụ sở chính

 17C, Trương Định, Phường 1 Thị xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang
  (+84) 073 510639   Fax: (+84) 073 510639
  info@phuocthanhfarm.vn
 www.phuocthanhfarm.vn

 

Văn phòng tại TP.Hồ Chí Minh

 32-34, Đường số 13 , Phường An Phú , Quân 2, TP.HCM
  (84-8) 37 44 66 11 - 37 44 66 22
Fax: (84-8) 37 44 66 00

Trang trại Phước Thành

 Tiểu khu 205 , xã Ya To Mot , Huyện Ea Sup , Daklak
  01655835104 - 0947762867
Fax: