Hướng dẫn kỹ thuật ủ chua cỏ voi làm thức ăn cho trâu bò
Cỏ voi là loại cây thân thảo, có hàm lượng dinh dưỡng cao, đây là loại thức ăn tốt nhất dành cho gia súc ăn cỏ, gia cầm và cá trắm cỏ… bởi cỏ voi vừa có thể làm thức ăn tươi, làm thức ăn ủ chua, thức ăn hong khô và làm bột cỏ khô để nuôi bò thịt, bò sữa, dê, cá… vẫn đảm bảo vật nuôi phát triển bình thường mà không cần cho vật nuôi ăn thêm thức ăn tinh.
Thành phần dinh dưỡng của cỏ voi gồm:
- Cỏ tươi: hàm lượng protein thô 4,6%, protein tinh 3%, đường 3,02%.
- Cỏ khô: hàm lượng protein thô 18,46%, protein tinh 16,86%, đường tổng số 8,3%.
Thức ăn ủ chua từ cỏ voi khá thơm, vị hơi chua, nhiều vitamin nhóm B, có chứa nhiều vi khuẩn lên men lactic và trâu bò rất thích ăn. Tuy nhiên, không thể sử dụng hoàn toàn thức ăn ủ chua thay thế cho thức ăn thô xanh, vì có thể gây rối loạn tiêu hóa và trâu bò bị tiêu chảy khi ăn quá nhiều.
Giúp bà con tận dụng được hết hiệu quả của thức ăn ủ chua từ cỏ voi, Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú xin giới thiệu đến bà con Hướng dẫn kỹ thuật ủ chua cỏ voi làm thức ăn cho trâu bò.
Để làm 100 kg thức ăn ủ chua cho trâu bò, bà con cần chuẩn bị:
Tên nguyên liệu |
Khối lượng |
Cỏ voi |
120 kg |
Rỉ mật |
3 lít |
Cám gạo/Cám ngô |
1 – 2 kg |
Muối ăn |
0.5 - 1 kg |
Túi ủ chua |
3 – 4 chiếc |
Bước 1: Băm nhỏ cỏ voi thành những đoạn ngắn 2 – 5 cm.
Bà con có thể dùng dao băm nhỏ hoặc sử dụng Máy băm nghiền đa năng 3A do Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú nghiên cứu và chế tạo với các tính năng:
- TÍNH NĂNG BĂM NHỎ: Máy băm nhỏ các nguyên liệu như: Cỏ voi, thân ngô, thân lạc, rau, rơm rạ… thành các đoạn ngắn 1 – 5cm, năng suất băm khoảng 220kg/giờ. Bà con tận thu cây tươi, phụ phẩm thu hoạch về dùng máy băm nhỏ rồi ủ chua làm thức ăn dự trữ lâu dài cho trâu bò, lợn.
- TÍNH NĂNG NGHIỀN NÁT NHUYỄN các loại như: Thân chuối, bèo, rau cỏ, ốc, cua, cá… để chế biến thức ăn cho trâu bò, lợn, gà, vịt. Trung bình mỗi giờ, máy nghiền nát nhuyễn được 100Kg nguyên liệu.
- TÍNH NĂNG NGHIỀN BỘT KHÔ các loại nguyên liệu như: Sắn khô, ngũ cốc, ngô, đỗ tương, thóc gạo. Năng suất nghiền bột của máy khoảng 80Kg/giờ. Với tính năng này, bà con chăn nuôi có thể nghiền ngũ cốc, cá khô để tự sản xuất cám tại nhà.
Để đáp ứng từng nhu cầu của bà con chăn nuôi, hiện tại Công ty chúng tôi chế tạo Máy chế biến thức ăn chăn nuôi đa năng với các model: Model: 3A1.5Kw; Model: 3A2.2Kw (nguồn điện 220V và 380V); Model: 3A2.2Kw – Kiểu phễu tròn (nguồn điện 220V và 380V); Model: 3A5,5Kw (nguồn điện 380V), và máy chế biến thức ăn chăn nuôi đa năng 3A chạy động cơ Diesel, động cơ xăng nên rất phù hợp cho từng nguồn điện của các hộ nông dân.
Bước 2: Trộn đều nguyên liệu cỏ voi đã băm ở Bước 1 với muối ăn và rỉ mật theo tỷ lệ sau:
Tên nguyên |
Khối lượng |
Cỏ voi |
120 kg |
Rỉ mật |
3 lít |
Cám gạo/Cám ngô |
1 – 2 kg |
Muối ăn |
0.5 - 1 kg |
Kiểm tra độ ẩm nguyên liệu. Độ ẩm nguyên liệu khoảng 40% là đạt yêu cầu.
Kiểm tra bằng cách nắm nguyên liệu bằng tay. Nếu giữ nguyên hình dạng là đạt. Nếu nhỏ giọt là quá ướt bổ sung thêm nguyên liệu đã làm. Nếu nắm mà nguyên liệu vỡ ra ngay thì là quá khô, bà con bổ sung nước sạch (không có clo) vào để có độ ẩm thích hợp cho quá trình ủ.
Rỉ mật
Rỉ mật là một phụ phẩm trong quá trình sản xuất đường nhưng lại có tác dụng rất đa dạng trong nông nghiệp, công nghiệp, xử lý môi trường, đặc biệt sử dụng mật rỉ đường làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm không chỉ giúp giảm chi phí thức ăn chăn nuôi mà còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết, tăng độ ngon miệng thức ăn cho trâu bò, lợn.
Bước 3: Cho nguyên liệu đã trộn đều vào túi ủ chua khoảng 30 - 50kg. Cứ xếp được 15 – 20 cm nén chặt một lần cho thoát hết không khí ra ngoài và đầy túi thì buộc chặt lại, tạo điều kiện yếm khí cho vi sinh vật hoạt động được tốt hơn trong quá trình ủ. Trong quá trình ủ thì quá trình hô hấp của lá vẫn hoạt động làm căng túi. Bà con theo dõi thường xuyên để xả khí và tiếp tục buộc chặt.
Bước 4: Phủ một lớp rơm khô khoảng 5cm lên trên bề mặt thức ăn ủ chua, vuốt hết không khí rồi buộc chặt miệng túi bằng dây cao su.
Sau 7 ngày khối ủ sẽ xẹp bớt xuống bà con tiếp tục đầm nén làm chặt thêm khối ủ. Khi bà con nén được càng chặt không để không khí vào thì chất lượng ủ chua sẽ tốt.
Bước 5: Bảo quản túi ở nơi râm mát có mái che, tránh nước mưa và chuột cắn túi.
- Túi ủ chua 3A có 2 lớp lồng vào nhau. Lớp ngoài là loại bao tải dứa, lớp trong là chất liệu nhựa dẻo. Túi ủ chua 3A có kích thước lớp bao bên ngoài là: 123 x 63(cm). Kích thước lớp túi bao bên trong là: 127 x 70(cm).
- Với cách ủ chua trong túi ủ 3A, các nguyên liệu thân ngô, cỏ voi, lá sắn, củ sắn,... được bảo quản khoảng 1 năm, hoặc là cho trâu bò ăn thức ăn ủ trước 9 tháng.
Cách sử dụng: Sau khi ủ 15 - 20 ngày bắt đầu lấy cho bò ăn. Khối lượng ăn 15 - 20 kg/con/ngày. Đậy kín, buộc chặt sau mỗi lần lấy.
Trụ sở chính
17C, Trương Định, Phường 1 Thị xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang
(+84) 073 510639 Fax: (+84) 073 510639
info@phuocthanhfarm.vn
www.phuocthanhfarm.vn
Văn phòng tại TP.Hồ Chí Minh
32-34, Đường số 13 , Phường An Phú , Quân 2, TP.HCM
(84-8) 37 44 66 11 - 37 44 66 22
Fax: (84-8) 37 44 66 00
Trang trại Phước Thành
Tiểu khu 205 , xã Ya To Mot , Huyện Ea Sup , Daklak
01655835104 - 0947762867
Fax: