Giới thiệu về nghề nuôi Hươu sao
Giới thiệu giống hươu sao Hươu Sao việt Nam có tên khoa học Cervus Nippon Pseudasis, lớp có vít (Mammalia), bộ guốc chẵn (Aviiodacivlu), loài nhai lại (Ruminant), họ hươu (Cervidae).
Hươu sao là một loài động vật quý của nước ta. Nó dược coi là con vật bán thuần dưỡng, có thể nuôi ở nhà nhưng phải nhốt cẩn thận bởi vì nó vẫn giữ tập tính dã sinh hễ được thả là chạy về rừng. Hươu sao nước ta còn gọi là Sika Deer là loại hươu nhiệt đới.Nó khác với hai loại cận nhiệt đới là Cervus nippon taioLumensis (Dài Loan) và Cervus nippon kopschi ở Đông Nam Trung Quốc (Chardonet, 1993).
Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam á có nghề nuôi hươu sao truyền thống lâu đời và người nông dân Việt Nam đã tích luỹ được những kinh nghiệm quý giá và nắm trong tay kỷ thuật nuôi hươu sao.
Phân bố của hươu sao
Hươu Việt Nam bắt nguồn từ các khu rừng nhiệt đới, hiện nó phân bố rộng rãi ở các vùng trên đất nước ta. Có điều là hươu sao sống hoang dã không còn lại là bao bởi chúng bị con người săn bắn quá mức. May sao nghề nuôi hươu sao đã phát triển khá mạnh trong nông hộ của một số vùng với một đàn hươu sao có lúc lên tới chục ngàn con. Nghệ Tĩnh là nơi nuôi nhiều hươu sao nhất.
Những năm đầu của thập kỷ 90 nghề nuôi hươu bột phát kéo theo một cơn sốt giống tai hại. Rất nhiều hươu sao được mua đi bán lại và phân bổ ra rất nhiều tỉnh trong nước. Nhưng Nghệ An và Hà Tĩnh vẫn là quê hương của nghề nuôi hươu sao.
Chỉ riêng hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh trong thời điểm phát triển nhất, đàn hươu đã có tời 10.000 con. Nếu tính trên phạm vi toàn quốc thì đàn hươu sao có khoảng 22.000 con.
Đặc điểm sinh học hươu sao
Cũng như trâu bò, hươu thuộc loài nhai lại, dạ dày của hươu có cấu tạo phức tạp gồm 4 túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Dạ cỏ có dung tích từ 6- 10 lít, là một lúi lên men lớn, ở đó có tới 50% các chất khó tiêu được tiêu hoá.
Mỗi ngày hươu nhai lại từ 6-8 lần và thời gian dùng cho nhai lại mỗi ngày bình quân là 7 giờ. Hươu có thể ăn rất nhiều loại lá cây. Đặc biệt lá xoan là loại lá đắng (có tác dụng tẩy giun sán) mà hươu lại rất thích ăn.
Hươu sao như tên gọi của nó là trên nền màu vàng của thân có hai hàng chấm trắng như những ngôi sao chạy song song từ vai đàn hai bên thân của hươu. Hươu sao có thân hình thon chắc, nhanh nhẹn, cổ dài, đầu nhẹ, tứ chi cao giúp hươu chạy nhanh. Toàn thân màu vàng, phía bụng vàng nhạt hơn.
Chỉ hươu đực mới có sừng, sừng non ta gọi là nhung (hay còn gọi là lộc). Nhung mọc mỗi năm một lần. Có một số con cho 2 lần mọc nhung sau khi cắt, nhưng lần thứ hai trong năm nhung mọc nhỏ hơn.
Tập tính của hươu sao
Nhút nhát là bản tính nổi bật của hươu sao, hễ nghe tiếng động lạ là bỏ chạy. Có lẽ do sức vóc nhỏ nên hươu đã chọn cách chạy trốn làm thượng sách và tứ chi cao khỏe giúp nó chạy nhanh thoát hiểm. Được nuôi ở nhà, hươu sao quen người và tỏ ra thân thiện, nuôi càng lâu biểu hiện này càng rõ. Người ta có nhận xét đàn hươu nuôi nhà ở vùng Hương Sơn dễ gần hơn, không sợ sệt cảnh giác như đàn hươu nuôi ở Quỳnh Lưu, có lẽ cũng vì Quỳnh lưu so với Hương Sơn là quê hương mới của hươu sao.
Sống trong rừng hươu sao hoạt động nhiều về đêm, ban ngày tìm nơi trú ẩn để nhai lại. Hươu sao ăn được nhiều loại thức ăn xanh. Đặc biệt nông dân thường cho hươu sao ăn lá xoan, một thứ lá đáng thường dùng làm thuốc tẩy giun, nhưng hươu lại rất thích ăn.
Khả năng sản xuất
Khả năng sinh trưởng
So với các gia súc nhỏ nhai lại khác thì hươu sao có tốc độ sinh trưởng tương đối khá và tầm vóc cũng lớn. Có những hươu đực nặng tới 90- 100 kg.
So với các gia súc nhỏ nhai lại khác thì hươu sao có tốc độ sinh trưởng tương đối khá và tầm vóc cũng lớn. Có những hươu đực nặng tới 90- 100 kg.
Khối lượng hươu sao qua các giai đoạn (kg )
Khả năng sinh sản
Mùa động dục, mùa sinh sản
Mùa động dục của hươu tập trung cao điểm vào các tháng 8, 9, 10 trong năm. Có lẽ sau mùa mưa, được ăn nhiều cỏ lá xanh đã kích thích hoạt động tính dục của hươu. Như vậy mùa sinh sản của hươu tập trung vào các tháng 3, 4, 5. Lúc bấy giờ khí hậu đã ấm áp, cỏ lá cũng bất đầu sinh sôi và do đó hươu con được nuôi tốt, tỷ lệ nuôi sống cao hơn.
Các biểu hiện động dục của hươu cũng giống như ở các con vật khát, bồn chồn không yên, cơ quan sinh dục bên ngoài xung huyết, có niêm dịch chảy ra. Thời gian động dục của hươu cái là từ 1-3 ngày, trung bình 2-30 giờ. Khi hươu cái động dục thì cũng kích thích hươu đực động tình, bấy giờ nó có vẻ hung dữ hơn ăn ít hơn, luôn tìm cách gần hươu cái. Động tác phối giống của hươu chỉ xảy ra trong vòng 20-30 giây.
Tuổi thành thục sinh dục
Tuổi thành thục sinh dục của hươu đến vào khoảng 12-16 tháng tuổi, thời gian còn tuỳ thuộc vào nuôi dưỡng, ánh sáng, v.v… Được nuôi tốt, có ánh sáng sân chơi đầy đủ thì sự thành thục đến sớm hơn. Cũng do các nguyên nhân khác nhau mà đôi khi có những con hươu sự thành thục sinh dục đến muộn, sau hai năm tuổi mới động dục. Chu kỳ động dục của hươu trung bình là 20 ngày, biến động trong khoảng từ 15 – 30 ngày. Không nên cho hươu phối ngay sau lần động dục đầu tiên hởi vì hươu cái tơ cơ thể còn yếu và chưa có kinh nghiệm nuôi con. Những người nuôi có kinh nghiệm và ở các trại giống thường cho hươu phối lúc 1,5 – 2 năm tuổi. Thời gian mang thai của hươu là từ 220 – 225 ngày.
Thời gian động dục lại sau khi đc của hươu là từ 102- 116 ngày (Trần Manh Đạt, 1999). Khoảng cách giữa hai lứa đẻ dao động lừ 339-350 ngày, trung bình là 345 ngày. Như vậy có nghĩa là hươu sao đẻ mỗi năm một lứa.
Tỷ lệ thụ thai
Tỷ lệ thụ thai đối với hươu đã thành thục (trên 20 tháng) theo khảo sát trong sản xuất đạt 76%. Tỷ lệ nuôi sông cúa hươu đạt 93% (Trần Mạnh Đạt, 1999). Đây là các tỷ lệ đạt cao trong sản xuất đối với con hươu: một loài còn mang rất nhiều tính chất dã sinh.
Tất nhiên các tỷ lệ này phụ thuộc rất nhiều vào chế độ nuôi dưỡng và mùa sinh sản. Hầu hết các bộ phận trên cơ thể hươu đều có thể sử dung cho việc chữa trị các bệnh con người. Thịt hươu có tác dụng bổ trung, ích khí, mạnh gân cốt (Đỗ Tất Lợi, 1982). Thịt hươu còn được dùng để nấu cao toàn tính (cùng với xương, da, v.v…) dùng bồi bổ khí huyết. Xương hươu, da hươu thường được nấu cao. Các bộ phận cơ thể khác của hươu cũng rất bổ ích: huyết hươu, thận, dịch hoàn, dương vật, gan hươu. v.v… đều được dùng trong các bài thuốc dân gian và rất được tán thưởng.
Khả năng cho nhung
Cho đến nay nhung của con hươu đực vẫn được coi như sản phẩm chính vì nó đem lại khoản tiền lớn hàng năm cho người nuôi. Nhung hươu sao được coi là loại thuốc bổ đứng đầu bảng trong đông y (sâm, nhung, quế, phụ – Đỗ Tất Lợi, 1982). Chỉ có hươu đực có sừng và thay nhung hàng năm. Nhung mới mọc có nhiều mạch máu, mọng đỏ, mềm như chồi non, mặt ngoài phủ một lớp lông tơ mịn màng.
Tuổi bắt đầu cho nhung khi hươu 2 năm tuổi. Lứa nhung đầu thường thấp khoảng 0,4 kg. Từ lứa cắt thứ 3 đến thứ 5 khối lượng nhung tương đối ổn định, khoảng 0.7-0,9 kg. Cá biệt có con cho tới 2,4 kg trong một lần cắt.
Khối lượng nhung mỗi lần cắt theo các lứa tuổi
Nhung hươu có quan hệ với khả năng sinh sản. Thường những hươu đực có sản lượng nhung cao thì sức sinh sản tốt, đàn con của chúng thường cho năng suất cao.
Hươu sao và công dụng
Theo tài liệu của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, do Nhà xuất bản Nghệ An xuất bản năm 1992, thì loài Hươu Sao có giá trị kinh tế cao, là nguồn dược liệu quý không những đối với nền y học cổ truyền phương đông mà còn giữ vai trò quan trọng trong tây y.
Trong những thập kỷ gần đây, nhiều nhà Dược học hiện đại đã chú ý và đề cao vai trò của các loại thuốc bào chế từ các sản phẩm của hươu sao.
Trong các văn bản cổ của các Danh y phương Đông như Trung Quốc. Nhật Bản, Việt Nam, ta dễ dàng tìm thấy giá trị quý báu của nhung, gạc và các bộ phận khác trên cơ thể của hươu sao để điều trị các chứng bệnh nan y như thần kinh, thận . ..
Các nhà bào chế Trung Quốc là những người có nhiều kinh nghiệm sử dụng nhung và các sản phẩm khác, từ 28 bộ phận khác nhau như nhung, răng, móng, máu, da, lông… Ngàv nay, ở Trung Quốc đã tạo ra được 76 loại thuốc và được gộp chung vào 5 nhóm như sau:
- 48 loại thuốc bổ
- 23 loại điều trị về bài tiết, thận
- 3 loại cho bệnh khớp 1 loại cho dạ dày và đường ruột,
- 1 loại cho bênh tim mạch
Với một giá trị kinh tế hấp dẫn, không chỉ có chế biến làm dược liệu phục vụ cho sức khoẻ của con người mà còn cung cấp một lượng thịt đáng kể cho con người. Vì vậy, đã có nhiều nước trên thế giới tổ chức chăn nuôi có quy mô lớn, thành những trang trại nuôi hàng ngàn con. Cũng theo tài liệu của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật , cho thấy một số Quốc gia như: Newzelan là Quốc gia có nghề nuôi hươu khá phát triển. Năm 1986, nước này đã có trên 400 nghìn con được nuôi trong 3.500 trại nuôi và cũng năm này, ngành chăn nuôi đã thu được khoảng 30 triệu đola Newzcaland qua việc xuất khẩu thịt, nhung và các sản phẩm phụ. Ở Trung Quốc, chăn nuôi khoảng 270 nghìn con hươu.
Riêng đối với tỉnh An Giang của chúng ta thì nghề nuôi Hươu và Nai mới bắt đầu từ năm 1999 đến nay, rất non trẻ, với số lượng đầu con khoảng trên 40 con. Có rất nhiều người chưa biết về công dụng của lộc Nhung có tác dụng tốt đối với sức khoẻ như thếnào. Sản lượng lộc nhung Hươu và Nai trong tỉnh An Giang được khai thác hàng năm khoảng 10 kg và từng bước đã hình thành thị trường nhung, cứ vào mùa xuân ( khoảng từ ngày 20 tháng 12 cho đến hết tháng 01 âm lịch ) thì có thị trường lộc nhung Hươu sao, đến khoảng mùa hè (mùa mưa) thì có thị trường lộc nhung Nai ( khoảng từ tháng 5 kéo dài đến tháng 11 dương lịch). Đa số khách hàng tiêu thụ cho biết cách sử dựng thông thường nhất là thái mỏng để nấu cháo cho người cao tuổi ăn bổi dưỡng sức khỏe thì rất tốt hoặc ngâm rượu trắng để uống trong bữa ăn cơm cũng có tác dụng rất tốt đối với sức khoẻ. Sau đây, xin giới thiệu cùng bạn đọc bài thuốc có lộc Nhung của báo Sức khỏe và đời sống (Ngày 16/7/2004 – TC SK&ĐS) cụ thể như sau:
Rượu thuốc bổ dương
Trong dược học cổ truyền, rượu thuốc bổ dương (bổ dương dược tửu hay trợ dương dược tửu) là một lĩnh vực hết sức phong phú và độc đáo. Trong bài viết nàv, chúng tôi chỉ xin giới thiệu một vài loại rượu hổ dương đơn giản và thông dụng nhằm giúp các “đấng mày râu” có thêm một vũ khí để phòng và chống các trục trặc không mong muốn trong đời sống tình dục như bất lực, xuất tinh sớm, di tinh, giảm sút ham muốn sinh hoại vợ chồng .
Nhung hươu tửu Thành phần:
Nhung hươu 30g, kỷ tử 30g; rượu trắng 1.000ml.
Cách chế: Nhung hươu thái vụn đem ngâm với rượu trong bình kín, sau chừng 7-10 ngày là có thể dùng được.
Công dụng: Tráng dương tư âm, dùng cho những người mắc chứng bất lực, khó thụ thai do chất lượng và số lượng tinh trùng suy giảm, giảm sút ham muốn và khoái cảm tình dục.
Cách dùng: Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 10 – 20ml.
Theo quan niệm của y học cổ truyền, phần lớn các rối loạn sinh lý nêu trên đều thuộc thể dương hư, biểu hiện bằng các triệu chứng như mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt, dễ đổ mồ hôi, tay chân lạnh, sợ lạnh, tinh dịch lạnh lẽo, lưng đau gối mỏi, hay vã mồ hôi lạnh khi sinh hoạt tình dục… Nhung hươu vị ngọt mận, tính ấm nóng, có công năng đại bổ nguyên dương, sinh tinh cường cân nên có đủ khả năng giải quyết các chứng trạng này. Kỷ tử vị ngọt, tính mát, có công dụng dưỡng âm nhuận táo, bổ can ích thận, dùng phối hợp nhằm mục đích tăng cường công năng bổ dưỡng và điều hòa bớt tính nhiệt táo của nhung hươu, khiến cho loại rượu này vừa bổ dương lại vừa dưỡng âm, có thể sử dụng rộng rãi cho mọi đối tượng.
Kỹ thuật và môi trường nuôi dưỡng
Nuôi hươu sao không khó, bởi chúng không kén thức ăn. Giống này có khả năng tiêu thụ lớn hơn 50 loại thức ăn khác nhau bao gồm cò, lá cây, rau và các loại chất bột.
Thức ăn nuôi hươu
Chủ yếu mà người nuôi thường dùng là những loại cây lá thừa trong nông nghiệp như dây khoai lang, dây muống, lá vông, lá lạc…
Khẩu phần thức ăn của một con mỗi ngày khoảng 30 kg cỏ lá. Ăn 2 bữa: sáng sớm và chiều tối. Không nên cho ăn thuần loại, vì ăn thế hươu chống chán và không đủ chất. Việc bồi dưỡng bằng chất bột tuỳ theo khả năng ta có và không nên cho ăn nhiều quá sẽ gây rối loạn tiêu hoá, chỉ bồi dưỡng cho con đực vào thời kỳ sắp mọc nhung và con cái vào thời kỳ nuôi con. Khi mới ăn món lạ có thể hươu chưa chịu ăn ngay, ta cho thêm ít muối để kích thích.
Những bệnh mà hươu sao hay mắc
Những bệnh thông thường dễ chữa giống trâu, bò như đầy hơi, chướng bụng, hà móng, sưng chân.
Nhiều người đã thành công trong việc nuôi hươu, từ chỗ thoát nghèo đã trở nên giàu có. sung túc. Ở những tỉnh mà nghề nuôi hươu phát triển mạnh như Hương Sơn, Hương Khê (Hà Tĩnh), Cẩm Đường (Đồng Nai), các hộ gia đình nuôi tới vài chục con
Hươu đực ba tuổi là đã có thể khai thác nhung, người chăm hươu lâu năm nắm vững kỹ thuật, có thể khai thác được hai lần trong một mùa nhung. Có những khúc nhung nặng tới 0,7kg, nên trung bình mỗi năm người nuôi hươu thu lợi từ 4-6 triệu đồng/con.
Chuồng nuôi hươu
Hươu có tính nhát nên không thể thả lỏng như dê, bò mà phải có chuồng nhốt.
Theo kinh nghiệm của nhân dân Hà Tĩnh, Nghệ An, chuồng làm có hình vuông hoặc hình chữ nhật, làm trên nền đắp cao. Nhân dân thường tích phân lại trong chuồng khoảng 6 tháng mới lấy ra một lần. Vì vậy đáy chuồng được đào sâu xuống khoảng 30 – 40 cm và thường xuyên đổ tro, trấu.
Trụ sở chính
17C, Trương Định, Phường 1 Thị xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang
(+84) 073 510639 Fax: (+84) 073 510639
info@phuocthanhfarm.vn
www.phuocthanhfarm.vn
Văn phòng tại TP.Hồ Chí Minh
32-34, Đường số 13 , Phường An Phú , Quân 2, TP.HCM
(84-8) 37 44 66 11 - 37 44 66 22
Fax: (84-8) 37 44 66 00
Trang trại Phước Thành
Tiểu khu 205 , xã Ya To Mot , Huyện Ea Sup , Daklak
01655835104 - 0947762867
Fax: