KINH NGHIỆM VÀ KĨ THUẬT NUÔI LỢN RỪNG
Lợn rừng tên tiếng Anh là Common Wild Pig, tên khoa học là Sus Scrofa.Theo Wikipedia, trong lịch sử phát triển sản xuất nông nghiệp của loài người thì lợn rừng là một trong những loài động vật được thuần hóa sớm nhất. Chúng chính là nguồn gốc của các giống lợn hiện đang được nuôi phổ biến ở nhiều nước.
Lợn rừng được coi là loài vật nuôi chính thức trong hệ thống sản xuất nông nghiệp ở nhiều nước lớn như Đức, Pháp, Nga, Mỹ... Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, nghề nuôi lợn rừng mới đang phát triển ở giai đoạn đầu, chưa có hệ thống cung cấp giống chính thức, chưa có nghiên cứu khoa học xếp loại phân cấp giống và chưa có chế tài quản lý giống và chăn nuôi lợn rừng.Chính vì vậy, người chăn nuôi cần phải thận trọng, tìm hiểu thật kỹ trước khi đầu tư, không nuôi theo kiểu ào ào, không hạch toán, tự phát và thụ động vì sẽ dẫn đến thất bại hoặc kém lợi nhuân, gây thất thoát kinh tế và tâm lý hoang mang chán nản cho dù vật nuôi ban đầu lựa chọn những tưởng là rất triển vọng.
Vì vậy, trước đối tượng vật nuôi mới (ở Việt Nam) này, tuy thu nhập rất hấp dẫn, kỹ thuật đơn giản nhưng trước khi đầu tư, người chăn nuôi vẫn nên tìm hiểu thật kỹ các điều kiện cơ bản để nuôi lợn rừng thành công. TRANG TRẠI LỢN RỪNG SUỐI YẾN sau quá trình nuôi cũng như tham khảo học hỏi, đã đúc kết ra được những kinh nghiệm về kỹ thuật chăn nuôi cơ bản cho bà con cũng như những hộ chăn nuôi tham khảo. Cụ thể:
1.Tiêu chí, phương án hỗ trợ trong chăn nuôi lợn rừng:
• Lợn rừng phải được nuôi hoàn toàn tự nhiên để cho ra sản phẩm thịt lợn rừng đạt chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Nguồn thức ăn chủ yếu là các sản phẩm từ nông nghiệp, tự nhiên như: Măng tre, rau cỏ dại, các loại củ và bắp ngô,…
• Lợn rừng giống phải có sức đề kháng cao, chất lượng thịt thơm ngon, khả năng sinh sản tốt, giữ nguyên được bản chất và tập tính của lợn rừng. Đặc biệt, con giống được tiêm đầy đủ các loại vác xin tốt nhất để phòng chống bệnh.
• Ngay từ đời bố mẹ đã phải chọn từ những con khỏe mạnh, dáng đẹp và được tiêm đầy đủ vác xin phòng bệnh, đạt tiêu chuẩn đưa vào chăn nuôi.
• Cam kết về đầu vào giá cả hợp lý, đầu ra giá cao, ổn định. Cùng với đó, liên tục phát triển các dự án hỗ trợ, phối hợp với bà con nông dân theo nhiều hình thức khác nhau như:
1.Hướng dẫn chọn lợn rừng giống:
Lợn rừng là loài vẫn còn mang rất nhiều tập tính trong cuộc hoang dã của nó. Nếu hiểu biết không đầy đủ các đặc điểm sinh học cơ bản, các tập tính khá mạnh mẽ trong sinh họat, tìm kiếm thức ăn và sinh sản của chúng thì người chăn nuôi dễ chăn nuôi kiểu biến lợn rừng thành lợn nhà, đánh mất thương hiệu thị trường, chăn nuôi kém hiệu quả, gây lãng phí chi phí và làm tụt giảm lợi nhuận.
Thông thường, người chăn nuôi lợn rừng có xu hướng chọn lựa 2 con giống chính:
• Nguồn gốc:
• Lợn rừng thuần chủng: giống lợn hoang dã đã được thuần hóa, có nguồn gốc từ Thái Lan và Việt Nam, gồm nhóm mặt dài và nhóm mặt ngắn.
• Lợn rừng lai: giống lợn đã được lai giữa lợn rừng đực với lợn nái địa phương để tạo ra thế hệ con lai có gen trội của cả bố và mẹ: sức đề kháng cao, khả năng thích nghi với môi trường sống tự nhiên cao, ít nhiễm bệnh, tỷ lệ hao hụt rất thấp…
Một số điểm sai khác về ngoại hình giữa lợn rừng và lợn nhà
STT |
Chỉ tiêu so sánh |
Lợn rừng |
Lợn nhà |
1 |
Lông |
Mỗi gốc lông chứa 3 lông |
Mỗi gốc lông một gốc riêng |
Cấu trúc lông cứng, nhám Lông mọc dày |
Cấu trúc lông mềm Lông mọc thưa |
||
Lông bờm cứng, đậm màu và dài hơncác phần lông khác trên cơ thể. Lông bờm kéo dài từ đỉnh đầu đến gần mông sau của chiều dài thân. |
Không có lông bờm |
||
Lông lợn sơ sinh có sọc vằn nâu vàng hoặc vàng hoặc trắng trên nền da đen, nâu. Có sự thay đổi màu lông khi hết 3 tháng tuổi. |
Không có sọc vằn trên lợn sơ sinh mà cố định luôn màu lông trưởng thành |
||
2 |
Da |
Rất dày |
Mỏng |
3 |
Tai |
Màu nâu, đen, vàng nâu |
Màu trắng |
|
|
Nhỏ, dựng sát đầu |
To, xòe hoặc rũ xuống |
4 |
Mắt |
Nhỏ, tinh anh |
To, ánh hình hiền |
5 |
Răng nanh |
Rất phát triển ở lợn đực |
Kém phát triển |
6 |
Mõm |
To nhưng gọn, chắc, khỏe |
To bè, yếu |
7 |
Thân hình |
Gọn, chắc, thon dài, phần vai nhô cao hơn phần mông |
To, suôn đều |
8 |
Chân |
Nhỏ, cao, nhanh nhẹn |
To, ngắn, chậm |
9 |
Đuôi |
Dài, hay ve vẩy |
Ngắn, ít ve vẩy |
Giới tính con giống:
Lợn đực giống:
Chọn lợn đực giống là bước vô cùng quan trọng và là yếu tố then chốt trong việc gây đàn. Thời điểm thích hợp nhất để lựa chọn và mua về là khi lợn đực giống khoảng 6 tháng tuổi và có thể sử dụng khi chúng đạt từ 7 đến 8 tháng tuổi. Nên chọn con có vóc dáng cao to, bốn chân chắc khỏe, năng động, không bị dị tật, chú ý đến bộ phận sinh dục: chọn con có đủ 2 dịch hoàn to và đều, bìu dái không xệ, không thòng xuống, dương vật của heo phải thẳng và nằm trong da bao. Lợn đực làm giống cũng chọn những con có đủ 6 cặp vú đều đặn và không có vú lép, có tính hoang dã.
Lợn nái giống:
Nái tốt là nái sinh sản tốt, đẻ đều và đẻ sai. Để chọn lợn nái, ta chọn lựa theo các tiêu chuẩn sau đây: Chọn con có thân hình cân đối, khỏe mạnh, năng động, mông nở nang (sinh đẻ dễ), đủ 6 đôi vú và bộ phận sinh dục không có khuyết tật gì, khung xương và 4 chân chắc, khỏe, linh hoạt. Cuối cùng, nên mua lợn nái giống vào thời điểm chúng được 4 đến 6 tháng tuổi.
1. Phối giống:
Việc phối giống lợn rừng tương đối đơn giản. Khi thấy con cái có dấu hiệu động dục, ta lùa vào chuồng lợn đực (hoặc ngược lại). Lợn đực luôn sẵn sàng phối giống, bất kể ngày đêm. Nếu thấy lợn cái không động dục trở lại thì có nghĩa đã phối thành công.
a ) .Dấu hiệu động dục chủ yếu ở lợn rừng thông thường là bỏ ăn, thích nhảy lên lưng con khác, đi lại nhiều và tỏ vẻ “ngóng đợi”. Những con trong thời gian động dục nếu bị con khác nhảy lên lưng sẽ không kêu la và đứng yên. Bản thân con đang động dục còn có hành vi nhảy lên lưng con khác và có phản xạ giao phối giống con đực. Khi có lợn đực hoặc mùi lợn đực mới kêu rên thành tiếng. Phải xác định chính xác thời điểm để phối giống cho lợn cái, nếu không kịp thời, thời điểm này qua đi lại phải chờ đến chu kỳ động dục tiếp theo.
b ) .Lợn rừng chỉ động dục trong 3 ngày: trong ngày đầu động dục, âm hộ lợn sưng đỏ, cửa âm hộ có nước nhờn loãng. Tuy nhiên, với lợn rừng rạ (đã sinh con) thì âm hộ chỉ ửng hồng và có thể không sưng nhưng vẫn có nước nhờn chảy ra.
c ) .Ngày tiếp theo, âm hộ lợn rừng cái bớt sưng chuyển từ màu đỏ sang màu tím tái, dịch nhờn keo đặc hơn. Trạng thái đi đứng không yên, tỏ vẻ bồn chồn cao độ. Khi lợn nằm, ấn vào mông là lợn lập tức đứng lên, vểnh tai, vểnh đuôi. Đây là thời điểm thích hợp nhất để phối giống cho lợn cái.
d ) Sau giai đoạn mê ì ở ngày thứ 2, tuy lợn rừng vẫn còn những biểu hiện động dục nhưng cường độ yếu hơn và đã có thể không cho lợn đực phối.
Lưu ý: Để tham gia phối giống thì lợn rừng đực giống phải có độ tuổi từ 1 năm và lợn nái giống đạt tối thiểu từ 9 tháng trở lên. Chu kỳ động dục của lợn rừng là 21 ngày/lần, như vậy mỗi năm lợn rừng cái có thể đẻ được 2 lứa/năm.
Quản lý lợn đẻ:
Theo tập tính tự nhiên vốn có của loài lợn rừng, khi sắp đẻ, lợn sẽ tách riêng ra nơi an toàn, bới đất hay tự tìm ra nơi kín đáo. Bởi vậy, nên chuẩn bị trước nơi để quây ổ một cách cao ráo, yên tĩnh, an toàn để lợn có thể yên tâm sinh sản. Để lợn sinh đẻ tự nhiên là vô cùng quan trọng, tuy nhiên người nuôi cũng cần theo dõi để có các biện pháp hỗ trợ khi cần thiết. Thông thường, lợn con sẽ được cai sữa sau 2 tháng. Sau khi cai sữa cho con khoảng 1 tuần, lợn mẹ tiếp tục có dấu hiệu động dục trở lại nhưng tránh cho phối giống thời điểm này vì lợn mẹ còn yếu và cần thời gian hồi phục thể trạng sau khi sinh đẻ để lần sau mang thai tốt hơn.
1.Thức ăn chăn nuôi lợn rừng:
• Thức ăn cho heo rừng chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp, chuối cây, rau và một phần cám gạo.Không nên lạm dụng thức ăn giàu dinh dưỡng để nuôi heo rừng vì nó sẽ làm cho phẩm chất thịt của heo rừng bị biến đổi và nhiều khi làm cho heo bị bệnh rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy…
• Khẩu phần thúc ăn cho heo rừng thông thường: 95% là rau, củ, quả các loại (có thể sản xuất tại trang trại), 5% là cám, gạo, ngũ cốc các loại, hèm bia, bã đậu… Mỗi ngày cho ăn 2-4 lần (sáng, chiều, thời gian giữa buổi), một con heo lai trưởng thành tiêu thụ hết khoảng 1,5-3 kg thức ăn các loại.
• Thức ăn cho heo rừngngoài việc bổ sung thức ăn tinh giàu đạm, muối, sinh tố, cần thiết phải bổ sung thêm đá liếm cho heo rừng liếm tự do (lưu ý để nơi khô ráo, mát mẻ). Hỗn hợp đá liếm bổ sung khoáng có thể mua hay tự trộn theo tỷ lệ (muối ăn 100g; sắt sun phát 100g: đồng sun phát 50g; diêm sinh 100g; vôi tôi 1.000g… đất sét vừa đủ 3kg) cho heo liếm tự do cũng chỉ hết khoảng 20 – 25 gam/con/ngày.
• Ngoài ra việc chủ động được nguồn thức ăn xanh là yếu tố rất cơ bản góp phần tạo nên thành công trong chăn nuôi lợn rừng. Thức ăn luôn chiếm 70-80% đầu tư cho chăn nuôi, việc tận dụng được thức ăn xanh sẵn có trong trang trại hoặc quanh trang trại là điều cực kỳ quan trọng. Điều này không những đáp ứng nhu cầu ăn rau xanh là chủ yếu của lợn rừng mà còn giảm chi phí rất đáng kể, nâng cao lợi nhuận cho người chăn nuôi.
• Nguồn thức ăn xanh nên phong phú và được trồng ngay trong trang trại là tốt nhất. Khi chủ động được nguồn thức ăn hẵng nuôi lợn rừng vì không thể nuôi lợn rừng bằng cám công nghiệp (giá trị thịt lợn sẽ nhanh chóng giống hệt lợn nhà và không còn thị trường hấp dẫn, giá thành lại cao, lợi nhuận thấp xuống), lợn rừng cũng không thích ăn, chúng dễ bị rối loạn tiêu hóa do không quen thức ăn công nghiệp. Hơn nữa, việc phủ xanh trang trại cũng rất cần thiết cho việc làm mát và thỏa mãn nhiều tập tính trong tìm kiếm thức ăn, bạn tình, sinh sản và nuôi con của lợn rừng.
• Việc cho lợn rừng ăn rất đơn giản:
• Đặt thức ăn vào máng hoặc trải cỏ trực tiếp dưới đất.
• Cám pha với nước thành dạng bột đặc cho vào các chậu để sẵn ở trong chuồng
• Chế độ cho ăn ngày 2 bữa sáng, chiều (nên cho ăn đúng giờ để tạo phản xạ có điều kiện cho lợn rừng nuôi thả trong trang trại).
Lưu ý: Lúc đầu đưa lợn rừng về nuôi, chúng thường hoảng sợ và chạy trốn. Đôi khi, chúng tức giận, lồng lộn và luôn tìm cách phá chuồng để ra. Bà con cần phải bình tĩnh và luôn đối xử nhẹ nhàng với chúng. Thời gian đầu nó có thể không chịu ăn và nhịn đói. Nhưng nó không nhịn khát được.Vì vậy, cần chuẩn bị từ trước máng nước cho chúng uống.Sau một thời gian, biết chắc không thể vượt đi được, lợn sẽ dần dần thích ứng với chỗ ở mới và tìm tới thức ăn.
Bảng 1: Mức ăn cho lợn hậu bị /ngày
Khối lượng lợn (kg) |
Thức ăn hỗn hợp (kg/ngày) |
Thức ăn thô xanh (kg/ngày) |
Số bữa ăn/ngày |
10-20 |
0,5 |
0,81-1,0 |
2 |
20-40 |
0,8 |
1,2-1,5 |
2 |
>40 |
1,0 |
Tự do |
2 |
Bảng 2: Mức ăn cho lợn nái chửa
Giai đoạn mang thai |
Lợn chửa |
Mức ăn có thể điều tiết |
Chửa kỳ 1 (84ngày) |
1,0 |
1,0-1,2 |
Chửa kỳ 2 (ngày 84 đến 110) |
1,5 |
1,5-2,0 |
Ngày chửa 111, 112, 113 |
1,0 |
1,0 |
Ngày cắn ổ đẻ
|
0,5 (hoặc nhịn) |
0,5 (hoặc nhịn) |
Nước uống |
Tự do |
Tự do |
* Lưu ý: số lượng thức ăn cho lợn nái chửa kỳ 2 tăng hơn 25-30% so với chửa kỳ 1. Trước khi đẻ 2 ngày giảm lượng thức ăn của lợn nái, đặc biệt thức ăn thô xanh.
Bảng 3: Chế độ ăn cho lợn nái nuôi con
Giai đoạn nuôi con |
Lượng thức ăn /con/ngày |
|
Thức ăn tinh (kg) |
Thức ăn xanh (kg) |
|
Ngày cắn ổ đẻ |
0,3-0,5 |
Không |
Sau đẻ: |
||
Ngày thứ 1 |
0,3 |
0,5 |
Ngày thứ 2 |
0,5 |
1 |
Ngày thứ 3 |
1,0 |
1-1,5 |
Ngày thứ 4 đến thứ 7 |
1,2 |
Tự do |
Ngày thứ 8 đến cai sữa |
1,5-2,0 |
Tự do |
1.Chăm sóc, nuôi dưỡng:
1.Trong và sau giai đoạn sinh sản:
Heo rừng thường đẻ mỗi năm 2 lứa, mỗi lứa 5-10 con, lứa đầu (con so) 3-5 con, lứa sau (con rạ) đẻ nhiều hơn (7-10 con). Trọng lượng heo sơ sinh bình quân 0,5-0,9 kg/con. Heo con có bộ lông sọc dưa (vệt lông màu vàng chạy dọc thân trên nền da màu đen hoặc nâu). Khi heo con trên 3 tháng tuổi, các vệt sọc dưa này không còn nữa. Trọng lượng bình quân lúc trưởng thành, con đực nặng 80- 100 kg, con cái nặng 50-70 kg...
Heo rừng 7-8 tháng tuổi, thể trọng 30-40 kg (với heo cái có thể cho phối giống, heo đực giống có thể cho phối giống trễ hơn 1 -2 tháng). Thời gian mang thai cũng như heo nhà (khoảng 114-115 ngày). Thời gian đẻ (từ con đầu đến con cuối) 1 - 2 giờ. Quá trình đẻ diễn ra tự nhiên, không cần sự giúp đỡ hoặc can thiệp của con người.
a ) Đối với heo nái mang thai, 2 tháng đầu mang thai cho ăn khẩu phần thức ăn bình thường rau, củ, quả hạt ngũ cốc các loại... có thể bổ sung thêm thức ăn tinh hỗn hợp, 15g muối, 20g khoáng mỗi ngày. Sau 2 tháng đến khi đẻ cần thiết phải bổ sung thêm thức ăn tinh giàu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng, sinh tố... Ngày heo đẻ có thể cho heo ăn cháo loãng, ít muối, ít rau xanh để đề phòng sốt sữa.
b )Đối với heo nái nuôi con, khẩu phần thức ăn phải đảm bảo số lượng, chất lượng và chủng loại... Khi heo con được 1,5-2 tháng tuổi, đã ăn được thức ăn do con người cung cấp thì cho mẹ ăn khẩu phần ăn bình thường. Không nên phối giống cho heo mẹ động dục trong thời kỳ nuôi con, vì khó thụ thai hoặc thụ thai nhưng số lượng và chất lượng heo con sinh ra không đạt yêu cầu.
c )Heo con không cần đỡ đẻ, cắt rốn, chỉ khoảng 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ heo con đã có thể đứng dậy bú mẹ. 15- 20 ngày chạy lon ton và bắt đầu tập ăn cỏ, cây: Heo con được 1,5-2 tháng tuổi đã cứng cáp, ăn được thức ăn do con người cung cấp thì cai sữa, tách bầy làm giống.
Heo sơ sinh có thể đạt 300- 500 gram/con, 1 tháng tuổi 3-5 kg, 2 tháng tuổi 8-10 kg, 6 tháng tuổi 25-30 kg, 12 tháng tuổi có thể đạt 60-70% trọng lượng trưởng thành. Với cách nuôi và chế độ dinh dưỡng thông thường, sau 6 tháng nuôi, heo con có thể đạt trọng lượng 25- 30 kg và bán thịt.Để heo con sinh trưởng, phát triển tốt, nên tạo điều kiện cho heo con bú sữa đầu càng sớm, càng tốt, chậm nhất 1 -2 giờ sau khi sinh. Hàng ngày, nên cho heo con vận động và tiếp xúc gần gũi với con người.
1. Trước và trong khi mắc bệnh:
Lợn rừng và lợn nhà có nhiều điểm tương đồng về di truyền nên tiềm ẩn việc dễ cùng mắc các loại bệnh thường có ở lợn nhà như bệnh đóng dấu, bệnh thương hành, bệnh suyễn, bệnh xoắn trùng, bệnh sảy thai truyền nhiễm...
Song trên thực tế, lợn rừng vốn là loài hoangdã, khỏe mạnh, có sức đề kháng cao nên hiện ở các trang trại nuôi lợn rừng chưa bao giờ thấy có dịch, các bệnh khác cũng ít xuất hiện. Hiện lợn rừng nuôi trong các tt chỉ hay bị bệnh sưng phổi do lợn nằm nơi ẩm ướt và bệnh tiêu chảy cho thay đổi thức ăn đột ngột hoặc thức ăn không phù hợp, kém vệ sinh...Tuy nhiên, một số bệnh hay xảy ra ở lợn rừng là một số bệnh sau:
- Bệnh tiêu chảy:
Bệnh xảy ra ở các lứa tuổi của lợn và là loại bệnh xuất hiện nhiều ở các trang trại lợn rừng hiện nay. Nguyên nhân chính là do khẩu phần thức ăn cung cấp không đầy đủ thành phần, giá trị dinh dưỡng và có thể là thức ăn, nước uống không được hợp vệ sinh và sạch sẽ. Lợn rừng không ăn quen các thức ăn mới lạ cũng dễ bị tiêu chảy.
Khi phát hiện lợn bị tiêu chảy, người chăn nuôi tăng tỷ lệ cỏ, thức ăn xanh và bổ sung thức ăn, nước uống đắng, chát như ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa….trong khẩu phần thức ăn xanh của lợn, đồng thời cho thuốc trị tiêu chảy vào thành phần cám gạo. Nếu tình trạng tiêu chảy bị nặng ta chích thuốc đặc trị. Đề phòng bệnh tiêu chảy, không nên sử dụng các thức ăn hôi thối, ẩm mốc, khẩu phần thức ăn phải phong phú và đa dạng…
- Bệnh phân trắng ở lợn con:
Bệnh thường xảy ra đối với lợn con ở giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng hay gặp nhất khi thời tiếit thay đổi như nóng lạnh thất thường,mưa nhiều, gió bão...Nguyên nhân của bệnh thường là do lợn mẹ không được ăn đủ chất, đặc biệt là các loại khoáng chất và vitamin làm lợn con kém phát triển, sức đề kháng yếu lại gặp lúc thời tiết thất thường, nền chuồng ẩm ướt nên dễ bị nhiễm bệnh.
Khi nhiễm bệnh, lợn con kém bú, dáng ủ rũ, đi đứng xiêu vẹo. Lợn con tiêu cảy, da nhăn nheo, gầy nhanh hậu môn thường dính bết phân màu trắng (lúc đầu phân màu xanh đen, sau chuyển sang màu xám, rồi cuối cùng là màu trắng). Lợn hay khát nước, đôi khi nôn ra sữa chưa được tiêu hóa.
Bệnh kéo dài khoảng 2-7 ngày làm lợn con suy kiệt nhanh, co giật, run rẩy và chết. Tỷ lệ chết từ 50-80%.Đôi khi cũng gặp trường hợp lợn ở 40-50 ngày tuổi nhưng vẫn bị ỉa chảy phân trắng (nếu còn bú mẹ) nhưng thường biểu hiện nhẹ hơn, tỷ lệ sống sót cao hơn nhưng còi cọc, chậm phát triển.
Để phòng bệnh, người chăn nuôi cần chú ý chăm sóc lợn mẹ đầy đủ dinh dưỡng ở giai đoạn có thai và nuôi con. Chuồng nuôi lợn con cần khô ráo, tránh gió lùa, mưa tạt và phải có sân vận động không trơn trượt. Cố gắng cho lợn con bú được sữa đầu sớm nhất. Sớm bổ sung thức ăn cho lợn con, đồng thời tiêm thuốc bổ sắt (Dextran sắt) cho lợn con. Đối với lợn mẹ cần tiêm Autovacxin trước 1-2 tuần trước khi đẻ hay cho lợn mẹ uống 3-4 lần sau khi đẻ.
Khi lợn đã mắc bệnh, dùng ngay các thuốc đặc trị tiêu chảy như Neomyxin, Antidia, Becberin, nước sắc các loại lá, quả chát như hồng xiêm, lá sim, lá ổi….Đồng thời giữ ấm và khô ráo chuồng.
- Bệnh giun đũa
Cần tầy giun cho lợn rừng định kỳ 4 tháng/lần. Song đối với lợn mang thai và nuôi con thì lại không nên tẩy vì thuốc tẩy giun khá độc. Triệt để vệ sinh chuồng trại để hạn chế mầm bệnh cho lợn, ủ phân để diệt trứng giun, ngăn ngừa sự phát tán mầm bệnh ra ngoài. Vệ sinh thức ăn cho lợn rừng, không dùng phân tươi để bón cho cây thức ăn thô xanh trồng trong trang tại làm thức ăn cho lợn rừng.
Bệnh được điều trị bằng các loại thuốc như Phenithiazin, Tetramisol, Levanmisol, Piperazin Adipinat….đạt hiệu quả tẩy sạch giun từ 70%-100%.
- Bệnh lở mồm long móng:
Tiêm vacxin theo hướng dẫn của thú y; không vận chuyển, xuất nhập và mổ thịt lợn bị bệnh; tiêu hủy, chôn lấp kỹ các con bị chết do bệnh; vệ sinh đầy đủ về chuồng trại và môi trường xung quanh. Dung dịch anolit, ozon dùng để vệ sinh, sát trùng chuồng trại cho hiệu quả cao.; phân rác, nước tiểu và các chất bài xuất của lợn bệnh phải đốt và quét vôi toàn bộ chuồng trại.
Các vết loét nên dùng nước sắc đặc của các loại lá chua chát, đắng để bôi như nước sắc đặc lá ổi, lá khế, quả chanh xát trực tiếp…hoặc một số dung dịch sát trùng như thuốc tím 0,1%, cồn iốt 5%....
Để tránh sự xâm nhập của các loại vi trùng khác vào vết lở loét trên cơ thể lợn bệnh, có thể tiêm một số loại kháng sinh như Peniciline, Streptomycin….theo hướng dẫn của cán bộ thú y.
Lưu ý: Phòng tránh những bệnh thông thường cho lợn rừng:
• Tẩy giun sán định kỳ.
• Trại nuôi cần nuôi mới, không nuôi chung với lợn nhà.
• Thực hiện cách ly nếu phát hiện ra bệnh để tránh lây lan.
• Tiêm phòng đầy đủ.
• Vệ sinh chuồng trại, khai thông cống rãnh và khu vực xung quanh thường xuyên, tránh để ao tù nước đọng.
• Vệ sinh và kiểm tra hạn sử dụng của thức ăn thường xuyên.
1. Điều kiện cơ sở hạ tầng:
Việc quan trọng nhất nhưng lại thường bị các hộ chăn nuôi bỏ qua đó chính là khâu chuẩn bị đầy đủ điều kiện cơ sở hạ tầng như đất đai, chuồng trại vì điều kiện chăn nuôi lợn rừng cần gần giống như điều kiện tự nhiên. Khả năng chuẩn bị nguồn vốn phải dài và ổn định vì nuôi lợn rừng phải mất 14-15 tháng mới có sản phẩm bán giống hoặc bán thịt từ cặp bố mẹ đầu tiên.
• Về đất:
Thông thường, mỗi con lợn rừng cần tối thiểu 20m2 để sinh sống, nuôi lợn rừng hiện cũng đang được nuôi theo rất nhiều kiểu chuồng trại nhưng lợn rừng ưa thích kiểu chuồng trại bán tự nhiên, càng gần với tự nhiên càng tốt nên việc nuôi nhốt trong các gian chuồng chật hẹp như lợn nhà là không phù hợp. Điều này làm người chăn nuôi chú ý đến diện tích đất dành cho chăn nuôi mình có.
Người chăn nuôi có thể tham khảo quy mô sau: 4m2 sàn nghỉ/con + 1m2 bể ăn, nước uống + 2m2 nơi đầm mình, tắm + 20m2 vườn thức ăn xanh, tức tối thiểu diện tích đất trung bình để nuôi mỗi con lợn rừng là 27m2.Nuôi tối thiểu 10 con cần 270m2 + 100m2 dự phòng cho việc tăng đàn thì tối thiểu diện tích của khu nuôi lợn rừng phải là 370m2.
Người chăn nuôi có thể căn cứ vào ví dụ này để hạch toán khả năng của mình nuôi được bao nhiêu con lợn rừng để xác định các bước đầu tư tiếp theo.
• Về nước:
Nước là yếu tố cần được chú trọng vì lợn rừng là loài không chịu được nóng.Chúngdùng nước chủ yếu không phải cho việc uống mà là tắm và đầm mình, thậm chí còn để bơi lội và các vận động ưa thích khác của chúng khi ở dưới nước.
Nguồn nước sạch ở chỗ nuôi dồi dào không những cung cấp đủ nước cho heo uống mà quan trọng hơn là nó sẽ duy trì được hệ thực vật phong phú và giữ được độ ấm thích hợp cho heo rừng.
• Về chuồng trại:
Để làm chuồng nuôi heo rừng cần lưới thép B40 cao khoảng 1,5m trở lên quây xung quanh khu vực nuôi dưới tán cây vườn nhà (Cần làm nhà lán tránh mưa, một số ô chuồng nhỏ, tùy theotừng quy mô nuôi).
Về cơ bản, chuồng trại của lợn rừng chỉ gồm: một vài khu nhà có mái che nắng, mưa, gió mạnh; máng ăn, máng uống đơn giản, xây cố định; chân tường bao xây tối đa 50cm; hàng rào bao quanh bằng gỗ hoặc thép B40; không cần hệ thống quạt làm mát nhưng cần bãi đầm và hồ tắm; nhiều cây bong mát, cây bụi nỏ và cây thức ăn xanh; sân chơi rộng.
Ta có thể nuôi heo rừng theo kiểu thả rông trong những khu vực có cây xanh, có rào che chắn xung quanh. Điều quan trọng là hệ thống hàng rào phải hết sức chắc chắn bởi bản năng hoang dã đã đưa chúng vào tình trạng hết sức cảnh giác và luôn hoảng hốt bỏ chạy khi nghe có tiếng động.
• Chuồng trại càng cách xa khu dân cư và đường sá càng tốt.
• Chuồng nên được xây dựng đơn giản bằng gạch (khoảng 4m2 mỗi chuồng, có cửa chuồng đế tách ly với đàn khi heo nái sinh sản), có mái che (bằng tôn hoặc lợp lá để trú mưa và khi heo sinh sản), nên xây trên nền đất (nền không cần trát xi măng). Có thể xây một dãy từ 5-6 chuồng (tùy diện tích). Chuồng có thể xây thấp, không cần xây quá cao.
• Nên để một khoảng đất trống để thả heo con và để heo được sưởi nắng. Heo sẽ tăng trường tốt hơn khi được thả ra đất.
• Chuồng nên xây trên đất cao ráo, thoát nước được, không ẩm ướt để tránh gây lụt lội khi mùa mưa và cũng dễ dàng để vệ sinh chuồng trại hơn. Không xây chuồng ở nơi đát thấp, khó thoát nước.
• Không nên tận dụng các chuồng trại cũ đã nuôi lợn nhà để thả lợn rừng. Mầm bệnh tồn đọng của lợn nhà có thể lây sang lợn rừng.
1.Công tác phòng bệnh:
• Để phòng bệnh, người chăn nuôi cần chú ý chăm sóc lợn mẹ đầy đủ dinh dưỡng ở giai đoạn có thai và nuôi con. Chuồng nuôi lợn con cần khô ráo, tránh gió lùa, mưa tạt và phải có sân vận động không trơn trượt.
• Tiêm vacxin theo hướng dẫn của thú y, vệ sinh đầy đủ về chuồng trại và môi trường xung quanh.
• Tẩy giun sán định kỳ: Lợn rừng có tập tính kiếm ăn khá giỏi, chúng có thể dùi, đào để ăn các côn trùng dưới đất và phương thức sử dụng thức ăn của chúng chủ yếu là ăn tươi nên cũng dễ bị nhiễm giun. Việc tẩy giun sán định kỳ cho lợn rừng giúp chúng hay ăn, chóng lớn, phát dục nhanh.
• Phát hiện bệnh sớm và thực hiện cách ly lợn bệnh
• Điều trị bệnh sớm bằng các phương pháp đông y khi phát hiện bệnh.
• Tiêm phòng đầy đủ cho lợn theo định kỳ.
• Vệ sinh nguồn nước, thức ăn.
• Sát trùng chuồng trại.
• Khai thông cống rãnh quanh khu chuồng và trang trại, tránh ứ đọng tạo môi trường cho ruồi muỗi phát triển.
• Định kỳ khám sức khỏe, thử huyết thanh cho những người thường xuyên gần gũi chăm sóc lợn rừng.
Lợn rừng là loài mới được nuôi dưỡng ở Việt Nam.Kể cả các trang trại đang chăn nuôi lợn rừng ở nước ta cũng còn đang vừa triển khai chăn nuôi vừa đúc rút kinh nghiệm từ kiểu cách trang trại đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng. Do đó để chăn nuôi lợn rừng thành công, người chăn nuôi cần học hỏi, tham quan và thấu đáo các kỹ thuật cơ bản nhất trong nuôi dưỡng và khai thác lợn rừng.
Trên đây là một số kinh nghiệm đã được đúc kết thông qua quá trình dài nuôi dưỡng của TRANG TRẠI LỢN RỪNG PHƯỚC THÀNH FARM, hy vọng nó góp một phần nhỏ để bà con tham khảo và tự áp dụng một cách phù hợp với mô hình chăn nuôi lợn rừng của bản thân. Nếu có thắc mắc hoặc muốn tư vấn thêm xin liên hệ về Quý Công ty, chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ bà con.
Trụ sở chính
17C, Trương Định, Phường 1 Thị xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang
(+84) 073 510639 Fax: (+84) 073 510639
info@phuocthanhfarm.vn
www.phuocthanhfarm.vn
Văn phòng tại TP.Hồ Chí Minh
32-34, Đường số 13 , Phường An Phú , Quân 2, TP.HCM
(84-8) 37 44 66 11 - 37 44 66 22
Fax: (84-8) 37 44 66 00
Trang trại Phước Thành
Tiểu khu 205 , xã Ya To Mot , Huyện Ea Sup , Daklak
01655835104 - 0947762867
Fax: